Sức khỏe gia đình: Bệnh mỡ máu cao gia đình và những điều cần biết

Comments · 578 Views

Bệnh mỡ máu gia đình là bệnh di truyền khiến các thành viên trong gia đình mang gen rối loạn chuyển hóa chất béo dẫn đến mỡ máu tăng cao. Trong bài viết dưới đây, Khỏe 247 sẽ giới thiệu những thông tin cơ bản giúp bạn hiểu r?

Bệnh mỡ máu gia đình là bệnh di truyền khiến các thành viên trong gia đình mang gen rối loạn chuyển hóa chất béo dẫn đến mỡ máu tăng cao. Trong bài viết dưới đây, Khỏe 247 sẽ giới thiệu những thông tin cơ bản giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh mỡ máu gia đình.

Mỡ máu cao

Dấu hiệu nhận biết

Nếu lượng LDL cholesterol, Triglycerides hoặc Cholesterol toàn phần trong máu cao hơn mức bình thường thì được gọi là mỡ máu cao.

Nếu gia đình bạn có ông bà, bố mẹ, anh chị em đều bị bệnh mỡ máu cao thì khả năng là do di truyền, lúc này bạn cũng có khả năng mắc bệnh lý này.

Bệnh mỡ máu cao thường không có biểu hiện rõ rệt mà hầu hết phát hiện qua xét nghiệm máu định kỳ. Khi các triệu chứng rõ ràng thường bệnh đã chuyển biến nghiêm trọng hơn như đột quỵ, nhồi máu cơ tim,...

➡➡➡ Xem thêm: Khỏe 247 - Thông tin chăm sóc sức khỏe gia đình

Một số ít bệnh nhân gặp phải các triệu chứng sau:

☸ Đau ngực khi vận động mạnh

☸ Xuất hiện u vàng ở vùng mông, đầu gối, khuỷu tay, mí mắt

☸ Giác mạc xuất hiện vòng cung màu trắng xám,...

☸ Mức độ nguy hiểm

Nguyên nhân

Các nguyên nhân gây mỡ máu cao được chia thành nguyên phát và thứ phát. Bệnh mỡ máu gia đình thuộc nhóm nguyên nhân nguyên phát.

Nguyên phát: Do đột biến gen di truyền từ cha mẹ, người bệnh bị mỡ máu cao ngay từ khi sinh ra và bệnh có thể tiến triển thành xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành sớm,...

Thứ phát: Do tác động của các yếu tố lối sống và suc khoe như chế độ ăn uống kém lành mạnh, lười tập thể dục, ít vận động, sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá, mắc bệnh thận, gan, suy giáp, đa u tủy, đa nang buồng trứng, tiểu đường, lupus,...

Điều trị bệnh mỡ máu gia đình

Bệnh mỡ máu gia đình có thể khắc phục bằng các biện pháp sau:

Thay đổi chế độ ăn: Duy trì chế độ ăn ít chất béo, chuyển sang sử dụng dầu thực vật thay cho mỡ động vật; giảm lượng thịt đỏ (bò, lợn) thay bằng các loại thịt trắng (gà, cá); tăng cường ăn rau củ quả, hạt; hạn chế uống nước ngọt, nước có gas, bia, rượu,...

Vận động thường xuyên: Giữ thói quen tập thể dục, thể thao lành mạnh ít nhất 30 phút/ngày để kiểm soát cân nặng, cải thiện mỡ máu,...

Sử dụng thuốc: Bạn có thể tham khảo sử dụng các loại thuốc để kiểm soát mỡ máu như Zocor, Mevacor, Altoprev, Lipitor, Welchol, Colestid,...Biện pháp này thường được áp dụng khi bệnh nhân thay đổi chế độ ăn uống, vận động nhưng tình trạng mỡ máu cao không thuyên giảm. Các loại thuốc hạ mỡ máu cũng cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn và phát huy hiệu quả tốt nhất.

➡➡➡ Để tìm hiểu thêm về bệnh mỡ máu và những kiến thức chăm sóc sức khỏe gia đình hữu ích khác, bạn hãy truy cập ngay khoe 247 để biết thêm thông tin chi tiết.

Giải pháp chữa mỡ máu cao

Bệnh mỡ máu cao ngày càng trở nên phổ biến và dễ tiến triển thành biến chứng nguy hiểm như bệnh tim mạch, đột quỵ. Vì vậy, nếu nghi ngờ mắc mỡ máu gia đình, bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Comments